Sự phát triển của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đang dần thay thế cho hình thức thanh toán truyền thống, và séc là một trong những loại hình đó. Tuy nhiên đối với nhiều người, mẫu séc rút tiền mặt vẫn đang là khái niệm mới chưa được phổ biến hiện nay. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm về khái niệm này. 

Mẫu séc rút tiền mới nhất tại các ngân hàng 2022

I. Mẫu séc rút tiền mặt là gì?

Mẫu séc rút tiền mặt được hiểu đơn giản là loại văn kiện thể hiện yêu cầu của chủ tài khoản đối với ngân hàng, từ đó, ngân hàng sẽ thực hiện yêu cầu của họ.

Bên cạnh đó, séc còn được hiểu là dạng chi phiếu được in sẵn theo mẫu quy định với các nội dung cụ thể của từng ngân hàng. Nó được xem là hối phiếu được ký bởi chủ sở hữu để ngân hàng giao dịch với tên người được ghi trên séc. Phương thức thực hiện giao dịch này của ngân hàng thường là chuyển khoản hoặc trả bằng tiền mặt. Mỗi tấm séc gồm có mặt 3 bên. Cụ thể là: 

  • Bên phát hành: Đại diện của bên phát hành là người sở hữu và ký lên séc để yêu cầu rút tiền bên phía ngân hàng
  • Bên thanh toán: Bên thanh toán ở đây là ngân hàng, cụ thể là nhân viên giao dịch của ngân hàng sẽ thực hiện theo như trên séc từ bên phát hành yêu cầu
  • Bên thụ hưởng: Bên thụ hưởng chính là người nhận được tiền thanh toán từ ngân hàng sau khi mang tấm séc đưa cho bên thanh toán xử lý. Người thụ hưởng này có thể là người khác với người thuộc bên phát hành hoặc có thể bên thụ hưởng và bên phát hành là cùng 1 người.

II. Các mẫu séc ngân hàng tại Việt Nam

1. Vietinbank

Các mẫu séc ngân hàng tại Việt Nam

Mẫu séc của Vietinbank được áp dụng từ tháng 11 năm 2017, khác với các mẫu séc khác ở phần cuống vé không chi tiết như của VPBank và phần dành cho ngân hàng ghi là Số tiền đã thanh toán, từ chối thanh toán, Lý do và Ngày thanh toán đã được chuyển sang mặt sau của mẫu.

2. BIDV

Các mẫu séc ngân hàng tại Việt Nam

Séc của BIDV được đưa vào hoạt động từ tháng 1 năm 2007, phần cuống vé séc BIDV cũng đơn giản như séc Vietinbank. Ngoài ra phần số tiền bằng số và chữ được tách riêng biệt giúp khách hàng dễ đọc hơn.

3. Ngân hàng Bắc Á

Các mẫu séc ngân hàng tại Việt Nam

Được áp dụng từ đầu năm 2015, tờ séc của ngân hàng Bắc Á có đầy đủ các thông tin như những mẫu séc của các ngân hàng khác, chỉ khác ở chỗ phần Số tiền đã thanh toán, Số tiền từ chối thanh toán và Ngày thanh toán không có trên mẫu séc này.

4. Maritime Bank

Các mẫu séc ngân hàng tại Việt Nam

Mẫu séc của Maritime Bank được ra đời từ năm 2010, phần Người được trả tiền trên cuống vé cũng là tên tại mục Trả bên tay phải. Các thông tin còn lại trên séc không khác mấy so với các mẫu séc của ngân hàng khác.

III.  Cách viết séc rút tiền mặt ngân hàng

Cách viết séc rút tiền mặt ngân hàng

Dưới đây là ví dụ mẫu séc ngân hàng VPBank năm 2017, ở mặt trước của tờ séc bạn ghi:

1. Phần cuống séc (Dành cho người ký phát và lưu phần này tại cuống séc)

Cách viết séc rút tiền mặt ngân hàng

  • Yêu cầu trả cho: Họ tên của người thụ hưởng tấm séc
  • Số CMND/Giấy CNĐKKD: Điền số CMND/CCCD hoặc Hộ Chiếu, Giấy chứng minh sĩ quan Quân Đội nhân dân Việt Nam dành cho người thụ hưởng là cá nhân, hay chứng nhận Đăng ký kinh doanh dành cho người thụ hưởng là doanh nghiệp/tổ chức.
  • Số tiền: Ghi rõ số tiền yêu cầu thanh toán bằng số
  • Ngày ký phát: Ghi đầy đủ ngày, tháng, năm phát hành tấm séc bằng số
  • Người ký phát: Chủ tài khoản hoặc người ủy quyền ký, ghi rõ họ tên và kèm theo đóng dấu (nếu có)
Xem thêm:  Vay tín chấp ngân hàng SCB: Điều kiện, hồ sơ và lãi suất 2022

Nếu đóng dấu thì dấu cần được đóng bởi người ký phát và phải đóng giữa phần cuống và phần thân séc giữa đường ngăn hai bên.

2. Phần thân séc

Cách viết séc rút tiền mặt ngân hàng

Đầu tiên là phía bên trái của thân séc tại mặt trước ghi như sau:

  • Yêu cầu trả cho: Nếu người ký phát không cho phép người thụ hưởng chuyển nhượng thì cần ghi rõ tên cá nhân hoặc pháp nhân thụ hưởng trong mục này. Sau đó đánh dấu vào ô “Không chuyển nhượng”, nếu cho phép chuyển nhượng thì không cần đánh dấu. Nếu séc trả cho người giữ séc thì không cần ghi tên người thụ hưởng, hoặc có thể ghi Trả cho người giữ séc.
  • Số CMND, Ngày cấp, Nơi cấp: Trường hợp người thụ hưởng là cá nhân, thì ghi số CMND/CCCD, hộ chiếu, giấy chứng minh sĩ quan Quân Đội nhân dân Việt Nam cùng một số giấy tờ tùy thân khác theo quy định của người thụ hưởng. Sau đó ghi đầy đủ ngày cấp, nơi cấp của loại giấy tờ đó.
  • Số tài khoản và Tại: Nếu người ký phát chỉ định chuyển tiền vào tài khoản, bạn hãy ghi số tài khoản và ngân hàng của người thụ hưởng. Đồng thời đánh dấu vào ô Trả vào tài khoản nằm trên ô Không chuyển nhượng.
  • Số tiền bằng số: Ghi rõ số tiền vào ô hình chữ nhật theo chữ số từ 0 đến 9, sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ bạn phải đặt dấu chấm, nếu còn số ghi sau hàng đơn vị thì đặt dấu phẩy. Chẳng hạn, 1 triệu đồng thì ghi là: 1.000.000,00, còn ghi thường thì là 1.000.000.
  • Số tiền bằng chữ: Viết phiên âm rõ nghĩa, chữ đầu tiên phải viết hoa và sát dòng đầu tiên, không cách dòng, cách quãng giữa các chữ, tuyệt đối không viết thêm chữ khác dòng vào giữa hai chữ liền nhau trên séc.
  • Chẳng hạn, 2.500.350.900đ thì ghi là Hai tỷ năm trăm triệu ba trăm năm mươi ngàn chín trăm đồng chẵn. Hoặc 45.000,89 USD thì ghi là Bốn mươi lăm ngàn Đô la Mỹ và 89 cent
  • Còn với ba dòng dưới là Người ký phát, Số tài khoản và Tại thì bạn không cần ghi vì ngân hàng sẽ in sẵn khi cung ứng mẫu séc cho bạn

Phần bên phải thân séc sẽ có:

Cách viết séc rút tiền mặt ngân hàng

  • Ngày ký phát: Ghi đầy đủ ngày, tháng, năm người ký phát phát hành séc bằng số
  • Trả vào Tài khoản: Khi người ký phát séc không cho phép thanh toán séc bằng tiền mặt thì đánh dấu X hoặc V vào ô này, qua đó, ngân hàng sẽ tiến hành chuyển số tiền ghi trên séc đó vào tài khoản của người thụ hưởng, kể cả trong trường hợp dấu ở ô này bị gạch bỏ.
  • Không chuyển nhượng: Nếu ô này bị đánh dấu thì có nghĩa người ký phát không cho phép người thụ hưởng chuyển nhượng và ngược lại, nếu cho phép người thụ hưởng chuyển nhượng thì bạn không đánh dấu vào ô này.

Phần chữ ký và dấu thân séc bên dưới:

Cách viết séc rút tiền mặt ngân hàng

  • Dấu: Nếu có dấu thì người ký phát phải đóng dấu trong khu vực theo đúng mẫu đã đăng ký với ngân hàng
  • Kế toán trưởng: Kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán hoặc người ủy quyền của người ký phát là doanh nghiệp/tổ chức sẽ ký và ghi rõ họ tên, chữ ký phải theo đúng mẫu mà bạn đã đăng ký với ngân hàng. Chỉ áp dụng với các tổ chức có kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán theo quy định của pháp luật.
  • Người ký phát: Chủ tài khoản hay người được ủy quyền phải ký, ghi rõ họ tên hoặc đóng dấu cá nhân vào mục này

Phần dành cho người bị ký phát:

Cách viết séc rút tiền mặt ngân hàng

  • Ngân hàng Bảo chi: Tại đây sẽ có dòng Ngày Tháng Năm và phần Ký tên, đóng dấu. Nếu bảo đảm khả năng thanh toán cho séc khi tờ séc được xuất trình và đòi thanh toán thì ngân hàng sẽ ghi ngày, tháng, năm rồi thực hiện bảo chi séc và sẽ được cấp có thẩm quyền của ngân hàng tiến hành ký tên, đóng dấu vào ô này. Còn nếu trong trường hợp không thực hiện bảo chi séc thì ô này để trống.
  • Đối với các ô khác như Số tiền đã thanh toán, Số tiền từ chối thanh toán, Ngày thanh toán thì bạn cần ghi đầy đủ trong mọi trường hợp, kể cả khi được ngân hàng thanh toán hoặc mới thanh toán được một nửa, hay từ chối thanh toán.
Xem thêm:  Những ngân hàng sắp phá sản tại Việt Nam trong năm 2022

3. Mặt sau tờ séc

Cách viết séc rút tiền mặt ngân hàng

Đầu tiên là Phần dành cho chuyển nhượng trên séc, phần này chỉ ghi khi nào ô Không chuyển nhượng ở mặt trước không bị đánh dấu.

  • Chuyển nhượng cho: Ghi đầy đủ họ tên của người hoặc tên doanh nghiệp/tổ chức được chuyển nhượng tờ séc
  • Số CMND/Giấy CNĐKKD và Ngày cấp, Nơi cấp: Ghi số CMND/CCCD, hộ chiếu, giấy chứng minh sĩ quan Quân Đội nhân dân Việt Nam hoặc Chứng nhận Đăng ký kinh doanh nếu là tổ chức. Sau đó ghi ngày cấp, nơi cấp của loại giấy tờ đó.
  • Tài khoản và Tại: Trong trường hợp chuyển tiền vào tài khoản của người được chuyển nhượng, bạn cần ghi số tài khoản của người đó vào mục Tài khoản và tên ngân hàng của cá nhân hay pháp nhân được chuyển nhượng trong mục Tại.
  • Ngày chuyển nhượng: Ghi số ngày thực hiện việc chuyển nhượng
  • Phần ký tên, đóng dấu: Người chuyển nhượng và người nhận tiến hành ký và ghi rõ họ tên trong mục này. Còn nếu trường hợp người chuyển nhượng hoặc người nhận đều là pháp nhân thì người đại diện có thẩm quyền sẽ ký và ghi rõ họ tên phần này và đóng dấu pháp nhân.
  • Một số lưu ý: Trong phần giao dịch chuyển nhượng đầu tiên của mặt sau tờ séc, người chuyển nhượng phải là người thụ hưởng được ghi bên mặt trước của tờ séc. Với phần giao dịch chuyển nhượng thứ hai, người chuyển nhượng là người được chuyển nhượng trong phần giao dịch chuyển nhượng thứ nhất, và cứ như thế cho đến giao dịch chuyển nhượng cuối cùng.

Tiếp theo là Phần lĩnh tiền mặt, chỉ áp dụng với trường hợp chuyển nhượng bằng tiền mặt.

Cách viết séc rút tiền mặt ngân hàng

  • Người nhận tiền: Họ tên người lĩnh tiền
  • Số CMND, Ngày cấp, Nơi cấp: Ghi số CMND/CCCD, Hộ chiếu, Giấy chứng minh sĩ quan Quân Đội nhân dân Việt Nam theo quy định. Đồng thời, ghi ngày cấp, nơi cấp của loại giấy tờ đã ghi.
  • Địa Chỉ: Địa chỉ hiện tại của người nhận tiền mặt
  • Dưới cùng là phần ký và ghi rõ họ tên dành cho Giao Dịch Viên, Thủ quỹ, Kiểm soát viên của ngân hàng VPBank

IV. Lợi ích khi sử dụng séc trong giao dịch

Sử dụng séc để rút tiền mặt mang lại những lợi ích như:

  • Giúp giảm thiểu rủi ro khi giữ tiền mặt và đảm bảo giao dịch được diễn ra nhanh chóng
  • Séc được ký phát bằng nội tệ hoặc ngoại tệ. Vì thế bạn có thể sử dụng nó ở bất kỳ đâu
  • Tờ séc sau khi phát hành sẽ được ngân hàng theo dõi chặt chẽ. Điều này giúp tránh khỏi rủi ro khi trong quá trình sử dụng. Chẳng hạn khi bạn vô tình làm thất lạc một tờ séc đã ký, điều đó có thể làm mất một khoản tiền trong tài khoản.

V. Điều kiện sử dụng mẫu séc rút tiền mặt?

Cách sử dụng mẫu séc rút tiền mặt hiện nay rất đơn giản, không phức tạp. Trên thực tế, mỗi mẫu séc được ban hành bởi những ngân hàng khác nhau sẽ có sự sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên về bản chất, chúng đều có những nội dung chính cốt lõi không thể thay đổi. Khi đó, bạn chỉ cần điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu trên chi phiếu là được. 

Xem thêm:  Vay Quá Dễ là gì? Web Vay Quá Dễ có lừa đảo không? 

VI. Cách rút tiền mặt từ séc hiệu quả

  • Bước 1: Khách hàng cầm tờ séc và giấy tờ tùy thân như CMND/CCCD ra chi nhánh/QGD của ngân hàng để rút tiền
  • Bước 2: Nhân viên sẽ cung cấp cho bạn tờ giấy thông tin và bạn tiến hành điền mọi thông tin vào đó
  • Bước 3: Nộp phí rút tiền từ 1 – 2$ tùy theo số tiền bạn muốn rút trên Séc

Sau 30 – 45 ngày, số tiền sẽ được chuyển đến tay người thụ hưởng hoặc ngân hàng sẽ liên hệ bạn đến lãnh thông qua số điện thoại.

VII. Hình thức của một tờ séc rút tiền ngân hàng 

Séc được các ngân hàng phát hành thành cuốn theo mẫu quy định của mỗi ngân hàng khác nhau cho người sở hữu tài khoản. Trên tờ séc gồm 2 phần là phần thân và phần cuống séc.

Cuống séc: Là phần nhỏ mà bạn giữ lại trên quyển séc bao gồm các thông tin:

  • Yêu cầu trả cho 
  • Số CMND/giấy chứng nhận kinh doanh
  • Số tiền ký phát
  • Người ký phát ký tên

Thân séc: Đây là phần người thụ hưởng đưa đến cho ngân hàng hoặc người nhận séc, ngân hàng sẽ dựa trên thông tin trên đó để trích tiền với những thông tin cơ bản như:

  • Yêu cầu trả cho
  • Số CMND, nơi cấp
  • Số tài khoản
  • Số tiền bằng chữ
  • Số tiền bằng số
  • Họ tên người ký phát
  • Số tài khoản
  • Kế toán trưởng
  • Người ký phát

VIII. Khi viết séc rút tiền cần lưu ý điều gì?

  • Kiểm tra kỹ số tài khoản và tên người nhận có chính xác hay không để tránh nhầm lẫn và mất nhiều thời gian, đặc biệt là khi nhận séc từ người lạ thì càng nên kiểm tra kỹ bởi có nhiều người không biết sẽ rơi vào bẫy séc giả.
  • Khi đến ngân hàng để nhận tiền thì nên mang theo CMND/CCCD 
  • Để ý thời gian được khi trên séc, bởi mỗi tờ séc sau khi viết đều có một thời hạn sử dụng nhất định: Theo quy định thì thời gian xuất trình séc là 30 ngày kể từ ngày ký phát, sau 30 ngày thì tờ séc đó không còn hiệu lực. 
  • Có rất nhiều loại séc hiện nay, mỗi loại sẽ có những thông tin và quy cách trình bày riêng

IX. Tìm hiểu về các loại séc hiện nay

Hơn hết, bạn nên tìm hiểu thông tin về các loại séc hiện nay đang được phát hành để có thể hưởng được hết quyền lợi cũng như biết cách sử dụng vào lúc nào thì phù hợp nhất. Có các loại séc được lưu hành hiện nay như:

  • Séc lệnh: là séc trả tiền cá nhân hoặc các thực thể có tên ghi trên séc hoặc trả tiền cho bên được chuyển nhượng. Đây có thể hiểu là lệnh ủy nhiệm chi hay đề nghị trả tiền mà các tổ chức, doanh nghiệp vẫn hay sử dụng.
  • Séc vô danh: thực hiện trả tiền cho người đang nắm giữ tờ séc mà không cần có tên của người nhận, chỉ có số tiền là đã có thể nhận tiền từ ngân hàng
  • Séc đích danh: là loại séc trả tiền cho người thụ hưởng được ghi trên tấm séc, trên đó sẽ ghi đích danh người nhận nhưng sẽ không được chuyển nhượng cho bất kỳ ai khác

Có thể thấy, séc là loại phương tiện đang được sử dụng phổ biến trong xã hội ngày nay, dùng trong rút tiền hoặc chuyển khoản ngân hàng. Vpbanksme hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về mẫu séc cũng như cách viết séc sao cho đúng, chính xác nhất.

>>>Xem thêm: Nên Làm Thẻ Ngân Hàng Nào Miễn Phí Tốt Và Uy Tín Nhất 2022